Đá phạt gián tiếp là một khái niệm trong bóng đá nói chung và rất thường thấy ở các trận đấu chuyên nghiệp. Hiểu nôm na để ghi bàn từ những tình huống này, cầu thủ cần phải có 2 chạm. Cụ thể ra sao và những quy định liên quan đến phạt gián tiếp như thế nào sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau.
Đá phạt gián tiếp là gì?
Trong bóng đá, khi phát sinh các tình huống tranh chấp có lỗi, trọng tài sẽ cho một đội được thực hiện đá phạt. Các pha bóng này cũng được chia tiếp thành 2 dạng là phạt trực tiếp và phạt gián tiếp. Ở trường hợp đầu tiên khá dễ hiểu khi cầu thủ tự do thực hiện quả đá và sẽ được tính là bàn thắng nếu bóng rời chân đi thẳng vào lưới.
Trong khi đó đá phạt gián tiếp là hình thức có sự phức tạp hơn đôi chút. Cụ thể nếu muốn đá thẳng về phía khung thành đối phương, bóng sau khi rời chân cầu thủ phải chạm một người khác mới được tính là hợp lệ. Do đó giới quần đùi áo số còn dùng từ “2 bass” (tức 2 chạm) để nói về các tình huống phạt gián tiếp.
Phạt gián tiếp là thuật ngữ chính thức, được FIFA công bố và ban hành trong các văn bản luật thi đấu bóng đá. Các tình huống trọng tài cho hưởng quả phạt gián tiếp khá hiếm và hy hữu (sẽ được trình bày ở phần sau). Tuy nhiên khi trận đấu căng thẳng, tất cả các cầu thủ đều có thể mắc sai lầm dẫn đến bị phạt.
Sự khác biệt của hình thức đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp
Đầu tiên cần phải khẳng định rằng cả hai hình thức này có những điều chung giống nhau.
- Đều được trọng tài đưa ra để làm hình phạt cho đội phạm lỗi và tạo lợi thế cho đội bị phạm lỗi.
- Các tình huống phạt trực tiếp hay gián tiếp đều có thể gắn với những chiếc thẻ phạt.
- Cả hai đều có thể tạo ra những tình huống sóng gió, thậm chí là cơ hội để ghi bàn.
Tuy nhiên rõ ràng các nhà làm luật có lý do để tạo ra 2 khái niệm, chủ yếu dựa vào những sự khác biệt sau:
Đá phạt gián tiếp | Đá phạt trực tiếp |
Không thể ghi bàn ngay bằng cách sút thẳng mà cần phối hợp với đồng đội để dứt điểm. | Cầu thủ có thể sút bóng ngay về phía khung thành của đối phương để ghi bàn. |
Các quả đá phạt gián tiếp có thể thực hiện ở mọi địa điểm. Tuy nhiên nếu thực hiện bên trong vòng cấm địa thì chắc chắn sẽ là phạt gián tiếp (trừ Penalty). | Điểm đá phạt luôn luôn đặt ngoài vòng 16 mét 50. |
Nếu chẳng may sút về phía gôn nhà sẽ được chuyển hóa thành pha phạt góc cho đội bạn. | Trường hợp phản lưới sẽ tính là bàn thắng cho đối phương. |
Luật đá phạt gián tiếp
Sau đây hãy cùng khám phá những điều luật cụ thể quy định về những cú đá phạt “2 bass”.
Ký hiệu của trọng tài
Khi xảy ra một tình huống đá phạt gián tiếp, trọng tài sẽ thổi còi và chỉ tay vào nó. Điều này có ý nghĩa rằng các cầu thủ sẽ không được tổ chức đá phạt nhanh mà phải thực hiện dưới sự điều khiển của ông vua áo đen. Điều này hoàn toàn khác với đá trực tiếp khi bạn có thể đá ngay mà không cần đợi còi.
Ngoài ra tất cả các quả đá phạt gián tiếp sẽ được trọng tài nhắc nhở cầu thủ để thực hiện đúng. Do đó khi thi đấu bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình sẽ không bị nhầm lẫn và ghi nhớ quá chi tiết.
Tổng hợp các tình huống bị phạt lỗi gián tiếp
Các lỗi gián tiếp có tình chất thiên về kỹ thuật, khác với các tình huống vào bóng có lỗi phải chịu phạt trực tiếp.
Lỗi do thủ môn
Thủ môn có rất nhiều tình huống dễ phải khiến đội nhà chịu quả đá gián tiếp nếu không chú ý.
- Sở hữu bóng trong tay quá 6 giây mà không đưa bóng nhập cuộc để kéo dài thời gian.
- Dùng tay bắt bóng khi nhận đường chuyền trả về bằng chân của đồng đội.
- Dùng tay bắt bóng trở lại khi bóng đá vào cuộc mà chưa chạm bất cứ cầu thủ nào khác của 2 đội.
- Sử dụng tay trong các tình huống nhận bóng trả về bằng ném biên.
Lỗi do cầu thủ
Các cầu thủ cũng cần hết sức chú ý để không mắc lỗi tạo ra các quả đá phạt gián tiếp.
- Ở vào thế việt vị
- Cản thủ môn đối phương đưa bóng nhập cuộc.
- Cướp bóng từ tay thủ môn đối thủ khi vẫn giữ bằng 2 tay hoặc tung lên phát bóng.
- Cản người trái phép khi cầu thủ đội bạn đang di chuyển.
- Xúc phạm trọng tài, đối phương khi trận đấu đang diễn ra.
- Thực hiện quả đá phạt đền nhưng chân chạm vào bóng đến 2 lần.
Cách xác định khi bóng bay vào gôn trong các tình huống đá phạt gián tiếp
Phạt gián tiếp không đơn giản chỉ là khi sút tung lưới thủ môn đối phương sẽ được công nhận bàn thắng.
- Trường hợp bóng vào lưới mà khi rời điểm đá phạt chưa chạm thêm bất cứ cầu thủ nào sẽ không được tính là bàn thắng. Lúc này đội bị phạt sẽ lại có quyền kiểm soát tương tự khi bóng đi hết đường biên dọc.
- Nếu bóng đã chạm một cầu thủ khác khi rời điểm đá phạt, bất kể là cầu thủ đội mình hay đối thủ đều sẽ được tính là bàn thắng.
- Trường hợp cuối cùng có thể xảy ra nhưng vô cùng hy hữu là bóng phản lưới nhà từ quả đá phạt gián tiếp sẽ được tính là phạt góc cho đội bạn.
Cách thực hiện các quả phạt gián tiếp thường được các cầu thủ sử dụng
Rõ ràng cách để xử lý một pha bóng gián tiếp khác xa với trực tiếp và còn tùy thuộc vào điểm được hưởng.
- Lấy ví dụ nếu ở bên phần sân nhà, các hậu vệ có thể thực hiện và triển khai bóng ra 2 biên để tấn công.
- Nếu ở khu vực giữa hoặc 2/3 sân, các tiền vệ hoàn toàn có thể thực hiện những quả treo bóng đánh đầu cực kỳ hiệu quả.
- Với các quả đá ở cự ly từ 20 – 25 mét, nếu trong đội hình có những cầu thủ sút phạt tốt, có thể sử dụng 2 cầu thủ phối hợp để đá thẳng.
- Các tình huống đá phạt gián tiếp trong vòng cấm là nơi có tỷ lệ ăn bàn cao nhất. Lúc này chắc chắn toàn bộ 11 cầu thủ của đối phương sẽ dàn ra trước khung gỗ để tạo bức tường thành ngăn cản. Khi đó đội được hưởng phạt gián tiếp cần có một người mớm bóng, một người sút vào các khoảng trống còn lại.
Tổng kết
Đá phạt gián tiếp là một nét hay của bóng đá mà bạn nên tìm hiểu để nắm rõ luật. Hãy tập luyện cùng các đồng đội để chuẩn bị cho các tình huống này cũng như có những nhận định chính xác khi theo dõi bóng đá.